Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng vốn được biết được là một người khá nghiêm khắc, dứt khoát và thống nhất trong cách nuôi dạy con. Khi được hỏi có để lại gì cho các con không, ông đã rất thẳng thắn chia sẻ, chỉ muốn để lại tình yêu thương vô bờ bến và quan trọng là muốn các con là một người tử tế.
Mới đây chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng Xuất đã có những chia sẻ sau 2 năm kín tiếng và hé lộ những dự án mới của mình.
Mặc dù dịch khiến nhiều người gặp khó khăn nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn đứng đầu danh sách những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khủng lên tới 213,220 tỷ đồng.
Chủ tịch Vingroup chia sẻ sẽ điều chỉnh lại định hướng tập đoàn, xác định lại 3 nhóm hoạt động trong tầm trọng tâm là công nghệ, công nghiệp thương mại dịch vụ và thiện nguyện xã hội. Được biết ước tính doanh nghiệp của ông đã hỗ trợ xã hội trong thời gian đại dịch với số tiền 9,400 tỷ đồng.
Khi được hỏi có để lại gì cho các con không, ông đã rất thẳng thắn chia sẻ, chỉ muốn để lại tình yêu thương vô bờ bến và quan trọng là muốn các con là một người tử tế.
Là một tỷ phú tầm cỡ, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lại không phải là người hào phóng trong cách dạy con. Trái lại, ông vốn được biết được là một người khá nghiêm khắc, dứt khoát và thống nhất trong việc giáo dục thế hệ tương lai.
Ông không ngại chia sẻ về câu chuyện về các con mình:
“Tôi có hai con trai và một con gái. Với con trai, ngoài dùng tình thương thì còn kèm nghiêm khắc, luôn tạo cho các cậu ấy những cơ hội để thử thách. Cậu thứ hai đang học đại học năm hai ở nước ngoài nhưng Covid trường cho nghỉ 1 năm, tôi cho vào tập đoàn đi làm luôn.
Nhưng trong công việc, người ngoài hay người nhà như nhau. Làm tốt, tôi sẽ tạo sân chơi hết sức. Còn không được, vui lòng tránh ra để người khác làm. Cậu cả bị lên xuống mấy lần rồi đấy, cứ làm được thì thăng chức, không được thì xuống thôi!”
Giàu có đến vậy nhưng thứ ông Phạm Nhật Vượng mong muốn để lại sau cùng cho các con không phải tài sản kếch xù mà đó là bài học làm người. Với tư cách người bố, ông không giấu giếm bản thân muốn để lại tình thương yêu vô bờ bến, và quan trọng nhất là muốn những đứa con của mình luôn là người tử tế, chứ không yêu cầu con cái phải làm “đao to búa lớn”.
“Tôi cũng không dứt khoát cứ phải cha truyền con nối. Vì nếu con không làm được hoặc không muốn làm mà mình bắt ép thì chúng khổ. Con đẻ và con nuôi đều như vậy”, ông bày tỏ. Tuỳ vào năng lực và sự yêu thích công việc của con đến đâu, ông không ép uổng con phải nối nghiệp mình.
Theo bố cùng tới buổi phỏng vấn cùng Tuổi trẻ năm 2019, “cậu cả” được bố dặn dò đưa đến gặp cùng “để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được”. Phải nói, ông Phạm Nhật Vượng luôn cứng rắn với những cậu con trai của mình.
Quan điểm dạy con khi ấy của Chủ tịch Vingroup cũng được thẳng thắn bộc lộ,các con phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Ông kể, khi gia đình còn sống tại Ukraine, sân nhà rất rộng, đến mùa hè ông mua một xe gạch về đổ xuống sân. Cậu con trai đầu và mấy người bạn cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, làm miệt mài cả mùa hè. Cô con gái út bây giờ cũng được giáo dục như vậy, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.

Năm 2021 vừa qua cũng là năm thứ hai liên tiếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup của Việt Nam có mặt trong Top 15 nhà từ thiện hào phóng tại châu Á năm 2021 (Heroes Of Philanthropy) của tạp chí Forbes. Danh sách này có sự góp mặt của 15 tỷ phú, doanh nhân trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương – những người có nhiều cống hiến cho hoạt động từ thiện trong năm qua.
Theo Forbes, đa số nhân vật trong danh sách năm nay là những tên tuổi mới. Tuy nhiên, tạp chí này cũng đưa vào danh sách một số người được vinh danh trước đó nếu họ đạt được một cột mốc quan trọng trong quá trình làm từ thiện của mình.
“Một ví dụ là người đàn ông giàu nhất Việt Nam, Phạm Nhật Vượng. Tỷ phú này tiếp tục có những đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu tác động của Covid-19 tại quê nhà. Kể từ năm ngoái, ông đã trao hơn 320 triệu USD để hỗ trợ cho công việc phòng dịch của Việt Nam”, Forbes viết.